Hiện nay bùn thải đang ngày càng nhiều và rơi vào tình trạng thừa thu gom nhưng thiếu xử lý. Bùn thải thải ra không phải cái nào cũng được xử lý theo đúng tiêu chuẩn kĩ thuật đã được ban hành. Vậy nên con người cần có cách xử lý bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải.
Bùn thải là gì?
Bùn thải là sản phẩm cuối cùng của hệ thống xử lý nước thải. Để giảm thiểu được lượng bùn thải này thì khá khó khăn và phức tạp bội phần. Phần bùn thải này chứa hầu hết các kim loại nặng lắng đọng trong bùn thải. Hoặc có thể trong bùn thải là hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ chứa nhiều tạp chất có mùi khó chịu, gây ô nhiễm và cần được xử lý.
Vậy nên con người đã phát minh và đưa ra những biện pháp sử dụng công nghệ, kỹ thuật để làm giảm và loại bỏ bùn thải – yếu tố gây hại cho môi trường.
Đặc điểm của bùn thải
Bùn thải có chứa năng lượng lớn gấp 10 lần số năng lượng cần thiết để xử lý nó. Để xử lý được nó cần phải sấy khô nước thải bùn. Điều đặc biệt trong bùn thải có chứa lượng than non khoảng 7780 btu/pound. Vậy nên có thể sử dụng nguồn năng lực sẵn có này để thu hồi năng lượng từ bùn thải trong chất thải thành năng lượng. Biện pháp xử lý nó là sử dụng công nghệ như khí hóa sinh khối.
Bùn thải là nguyên nhân trực tiếp gây môi trường. Nếu không được xử lý và quản lý kịp thời sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước, phát sinh dịch bệnh ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe công đồng. Vậy nên cần xử lý nó càng sớm càng tốt.
Các phương pháp xử lý bùn thải
Việc xử lý bùn thải là vô cùng cần thiết đặc biệt là những loại bùn gây nguy hại cho con người.
Xử lý bùn thải bằng phương pháp vật lý
Phương pháp vật lý sử dụng tác động nhiệt để giảm thiểu khối lượng, cách ly bùn thải nguy hại với môi trường.
Phương pháp này sẽ xử lý làm giảm khối lượng bùn bằng bể nén bùn. Điều này làm giảm lượng nước, cô đọng bùn thải. Bùn sau khi được cô đọng sẽ tăng thành phần chất rắn lên. Nên sau đó sẽ được đưa vào bể phơi khô để cho nước bay hơi.
Cũng có thể sử dụng máy ép bùn khung bản để lọc và loại bỏ nước, giữ lại thành phần chất rắn chứa thành phần ô nhiễm. Sau đó, lượng chất rắn này sẽ được đưa đến bộ phận ép khuôn và thu được kết quả cuối cùng slà bùn khô.
Trong bùn khô lúc này vẫn chứa các thành phần nguy hại, và cần được tiếp tục được xử lý. Để xử lý tiếp lượng bùn này có thể sử dụng nhiệt để nung toàn phần hoặc bộ phận. Cũng có thể đóng gói để chôn cách ly. Các biện pháp này thường được áp dụng tại Việt Nam và được sử dụng rất phổ biến.
Xử lý bùn thải bằng phương pháp sinh hóa
Phương pháp sinh hóa sử dụng đồng thời vi sinh sinh học yếm khí hoặc hiếu khí với các loại hóa chất để loại bỏ các thành phần nguy hại.
Bể xử lý bằng sinh học yếm khí hoặc hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có hại bao gồm cả các vi khuẩn có hại, làm giảm khối lượng bùn. Kết quả thu được sau quá trình này là bùn thải sinh học và bùn thải nguy hại chứa kim loại nặng.
Bể xử lý hóa học sẽ tiếp nhận bùn thải nguy hại chứa kim loại nặng từ bể sinh học. Bể này được sử dụng các hóa chất phù hợp để trung hòa các kim loại nặng thành hợp chất không hoặc ít nguy hại.
Cuối cùng chúng sẽ được thu gom những chất trên mang đi chôn cách ly, nung cháy hoặc dải nền tùy theo thành phần, nồng độ chất nguy hại thế nào.
Phương pháp xử lý sinh hóa này là một công nghệ cao. Vậy nên nó ít được áp dụng hơn vì chi phí và các công đoạn xử lý rắc rối hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của biện phát xử lý này lại tốt hơn và ít ảnh hưởng tới môi trường hơn.
Xử lý bùn thải vi sinh
Bùn thải vi sinh là chất không gây hại, thậm chí có thể được tái sử dụng làm phân bón trong nông nghiệp. Bùn thải tạo ra quá trình xử lý nước thải sinh học, Đây là sản phẩm bông bùn vi sinh già hay dư thừa lắng đọng nên bị thay thế và đào thải. Người ta sẽ thu thập loại bùn này lại và vận chuyển đến nơi để chôn, dải nền hoặc có thể đóng nén để sử dụng làm phân bón cho nông nghiệp.
Xử lý bùn thải nguy hại
Bùn thải nguy hại là bùn thải được tạo ra từ quá trình lắng đọng ở bước đầu. Hoặc có thể là các bể ga, bể phốt trong hệ thống thoát nước của các hộ gia đình, nhà máy, xí nghiệp… Bùn thải nguy hại còn có thể phát sinh nhiều hơn do con người nạo vét kênh, mương, đầm,… Trong bùn nguy hại có chứa rất nhiều kim loại nặng. Bên cạnh đó còn chứa rất nhiều vi khuẩn, vi sinh gây hại. Vì vậy, loại bùn thải nguy hại này cần có những biện pháp làm giảm thiểu trước khi giải phóng ra môi trường.