I.GIỚI THIỆU CHUNG
Đệm vi sinh hay còn gọi là giá thể vi sinh là loại vật liệu được bổ sung vào hệ thống xử lý nước thải,cụ thể là bể sinh học để nâng cao hiệu quả xử lý của bể này nói riêng và toàn hệ thống nói chung,đệm vi sinh được hiểu đơn giản là nơi trú ngụ,nơi ở của vi sinh vật,vật liệu cấu tạo từ nhựa PVC nhựa PP hoặc xốp,sợi cacbon….có độ bền tương thích với hệ thống XLNT.
Đệm vi sinh hoạt động dựa trên nguyên lý tiếp xúc của bề mặt giá thể và vi sinh vật trong nước thải,vi sinh sau thời gian thích nghi sẽ bám lên lớp mặt của đệm vi sinh hình thành nên lớp màng nhầy có tác dụng phân huỷ sinh học các chất hữu cơ ô nhiễm trong nước thải,từ đó hàm lượng chất ô nhiễm sẽ được cải thiện.
Ưu điểm của đệm vi sinh,độ dày đồng nhất,tốc độ lưu thông cao,độ bám dính vi sinh cao,lượng nước được phân phối đều,chi phí thấp cho việc lắp đặt bảo quản,diện tích tiếp xúc trên một đơn vị thể tích lớn,chịu được hoá chất đối với các chất hoà tan trong nước..
Quá Trình bám dính của vi sinh chia làm 4 giai đoạn sau
- Giai đoạn 1 : Dính bám ban đầu. Là quá trình vi sinh vật neo bám vào bề mặt tiếp xúc của lớp đệm tạo nên lớp màng nhầy vi sinh vật. Trong giai đoạn này, tất cả vi sinh vật phát triển như nhau, trên cùng một điều kiện, sự phát triển giống như quá trình của vi sinh vật lơ lửng.
- Giai đoạn 2 : Phát triển. Lúc này khi đã thích nghi, vi sinh vật bắt đầu phát triển trên lớp màng và hình thành nên lớp màng mỏng trên bền mặt đệm, chúng đã có khả năng bắt đầu quá trình tiêu thụ chất ô nhiễm có trong nước
- Giai đoạn 3 : Trưởng thành. Đây là giai đoạn vi sinh đã phát triển dần đi vào ổn định, lớp màng sẽ từ từ dày lên, hiệu xuất xử lý sinh học là cao nhất. Lượng cơ chất để tiêu thụ phải đủ cho quá trình trao đổi chất, nếu không lớp màng sẽ bị mỏng đi, gây sụt giảm về sinh khối để tạo sự cân bằng mới giữa cơ chất và sinh khối.
- Giai đoạn 4 : Phân tán. Lớp màng sinh học sau khi phát triển đến độ dày nhất định, nó không dày lên nữa và trở nên ổn định. Và vi sinh sẽ tự tróc ra khỏi bề mặt của đệm dưới sự tác động của nước . Quá trình trao đổi chất diễn ra, kết quả là phân hủy chất hữu cơ thành CO2 và nước. Lượng vi sinh vật không thay đổi do chiều dày lớp màng hiệu quả không thay đổi và không có sự gia tăng sinh khối trong giai đoạn này. Lượng cơ chất phải duy trì đủ cho quá trình trao đổi chất, nếu không vi sinh sẽ thiếu chất dinh dưỡng và bắt đầu phân hủy nội bào để cân bằng với cơ chất và sinh khối mới
Các giai đoạn trên được diễn ra cùng lúc và xen kẽ nhau giúp cho quá trình trao đổi chất và phân huỷ sinh học diễn ra liên tục.Đồng thời quá trình phân huỷ nội bào và quá trình tăng sinh khối diễn ra cùng nhau vì vậy lớp màng sinh học luôn ở trạng thái ổn định và có hiệu quả làm việc tốt nhất.
II.THÔNG SỐ CHÍNH
Đệm Vi Sinh Dạng Cầu D100 (Cánh Khế)
Định lượng: 600 quả/m3
Vật Liệu: Nhựa PP
DT tiếp xúc:>600m2/m3
Màu sắc: Trắng hoặc Đen
Xuất xứ: Việt Nam
III. ỨNG DỤNG VÀ 1 SỐ LOẠI ĐỆM VI SINH
Trong XLNT và khí thải để nâng cao hiệu quả xử lý tăng công suất hệ thống mà không cần xây dựng hay mở công trình kỹ thuật thường bổ sung đệm vi sinh vào quá trình xử lý sinh học,nhằm tăng mật độ tiếp xúc của vi sinh với vật liệu đệm.
- Ứng dụng đệm vi sinh xử lý nước thải sinh hoạt
- Ứng dụng đệm vi sinh xử lý nước thải phòng khám,bệnh viện (y tế nói chung)
- Ứng dụng đệm vi sinh XLNT Công nghiệp và KCN nhà máy nói chung
- Ứng dụng đệm vi sinh hệ XLNT xi mạ
- Ứng dụng đệm vi sinh xử lý nước cấp sinh hoạt, Dùng trong bể lắng,lọc nước và xử lý nước cấp
- Ứng dụng đệm cho xử lý khí thải (Trong lọc khí)
- Xử lý sinh học trong bể yếm khí (UASB),Aeroten,thiết bị xử lý sinh học hợp khối
Một số loại đệm vi sinh phổ biến trên thị trường
Đệm vi sinh MBBR-Giá thể vi sinh di động MBBR (Màng MBBR)
- Đệm vi sinh dạng hạt xốp
- Đệm vi sinh dạng cầu
- Đệm vi sinh dạng sợi
- Đệm vi sinh dạng hoa mai
- Đệm vi sinh dạng tổ ong
- Đệm vi sinh dạng cầu gai
- Đệm vi sinh dạng Biochip
- Đệm vi sinh dạng bánh xe (hạt lọc Kaldnes)